Bật mí 7 phương pháp làm sạch bề mặt kim loại

Bật mí 7 phương pháp làm sạch bề mặt kim loại
Ngày đăng: 3 năm trước

 

Có rất nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phá huỷ sau cùng. Dưới đây là một số phương pháp làm sạch bề mặt để bạn dễ dàng lựa chọn được phương pháp thích hợp.

 

Bật mí 7 phương pháp làm sạch bề mặt kim loại


1. Làm sạch bằng bàn chải sắt


-         Phương pháp này tiện lợi, nhưng không phù hợp cho việc xử lý các mối hàn.


-         Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ làm cho bề mặt bị bóng, do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên bề mặt nền và tốn rất nhiều thời gian.


2. Làm sạch bằng búa gõ


-         Búa gõ thường kết hợp với bàn chải sắt. Phương pháp này đôi khi thuận tiện cho những sửa chữa cục bộ và cho một vài hệ sơn thích hợp.


-         Nhược điểm của phương pháp này là không thể làm sạch bề mặt đạt chất lượng cao.


4. Làm sạch bằng ngọn lửa


-        Phương pháp này liên quan đến việc xử lý nhiệt, nhờ thiết bị đốt cháy (acetylen, oxy).


-        Phương pháp này làm sạch hầu hết lớp áo tôn, nhưng kém hơn khi xử lý lớp gỉ, do đó không đáp ứng được các yêu cầu của các hệ sơn hiện đại.

 

5. Mài đĩa cát (sử dụng đĩa mài)

 

        Là các đĩa quay phủ bằng hạt nhám (hạt mài). Dùng cho những vùng sửa chữa cục bộ hoặc loại bỏ các mảng gỉ nhỏ.


-        Chất lượng của đĩa cát ngày càng được hoàn thiện do đó giúp xử lý bề mặt được tốt hơn


6. Làm sạch bằng phun nước áp lực cao


-        Phương pháp này dùng để tẩy sạch các lớp sơn cũ, cặn bẩn với áp lực từ 1.700 bar – 2.000 bar (25.000 – 30.000 psi).

 

7. Làm sạch bằng phun cát ướt


-        Làm sạch bằng hỗn hợp nước và cát, dưới áp suất cao. Được dùng để xử lý các mảng gỉ lớn. Sau khi làm sạch do bề mặt thép bị ướt nên phải được làm khô trước khi quét sơn.


-        Phương pháp này có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường vì không có bụi.


Làm sạch bằng phun cát khô

-       Phun cát khô là phương pháp được dùng phổ biến, chất lượng bề mặt được chuẩn bị rất cao.


-        Các vết gỉ, chất bẩn bị loại bỏ hoàn toàn đồng thời bề mặt được tạo nhám tốt, độ bám dính của lớp sơn được cải thiện rõ rệt.


-        Nhược điểm của phương pháp này rất bụi nên gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể khắc phục bằng thiết bị phun cát có tích hợp hệ thống thu hồi bụi tự động và các loại hạt mài phun cát chuyên dụng.


Phương pháp làm sạch bề mặt bằng hóa chất


-        Dùng máy xóc rung kết hợp với hóa chất đánh bóng, đá đánh bóng (hoặc bi thép) để gia công bề mặt.


-        Chất lượng chi tiết sau gia công đồng đều, quy trình đơn giản, dễ thực hiện.


-        Nhược điểm của phương pháp này là bề mặt có thể bị phá hỏng cấu trúc sau khi xử lý. Quy trình xử lý nước thải phức tạp và rất tốn kém.

Zalo
Hotline