Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải cao su

Album 1
Album 2
Album 3
Album 4
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải cao su

     Có thể khẳng định việc ứng dụng các thiết bị băng tải vào các lĩnh vực sản xuất của đời sống không còn xa lại với chúng ta nữa. Dường như chúng đã trở nên phổ biến và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

 

1. Cấu tạo của băng tải cao su

 

     Băng tải cao su được cấu cấu tạo bởi một lớp cao su dày có độ bền cao với kết cấu làm bằng chất liệu polyamide, polyester sợi tổng hợp và sợi poliamit siêu bền. Những chất liệu này có khả năng chống thấm nước cũng như chịu được điều kiện thời tiết ẩm ướt hay nấm mốc rất tốt. Nhưng bên cạnh đó băng tải cao su còn được biết đến với khả năng vận chuyện được khối lượng nguyên liệu, hàng hóa lớn với tốc độ cao mặc dù chúng có khoảng cách xa.

 

2. Nguyên lý hoạt động của băng tải cao su

 

● Động cơ điện hoạt động sẽ tạo chuyển động truyền qua hộp giảm tốc tới tang chủ động của băng tải làm tang quay. Nhờ có ma sát giữa tang chủ động và băng tải làm cho băng tải quay theo.

● Vật liệu được chuyển vào băng tải theo phiễu cấp liệu, chuyển động theo mặt băng tải và rời khỏi băng tải theo phễu dỡ liệu.

● Các con lăn đỡ dây băng của hệ thống băng tải cả trên nhánh có tải và nhánh không tải.

● Các thiết bị căng băng sẽ giúp cho băng tải không bị trùng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

● Căn cứ theo cấu tạo vào nguyên lý hoạt động của băng tải mà doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho loại băng tải mình cần. Đối với hệ thống băng tải cao su sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa và nâng cao năng suất.

 

 

     Và đó là cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động cơ bản của một băng tải cao su. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng tải cao su khác nhau và tuỳ vào tính chất của nguyên liệu, hàng hóa vận chuyển cũng như mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các loại dây đai cao su khác nhau. Đó có thể là băng tải cao su trơn, băng tải cao su phẳng...

Zalo
Hotline
Go Top