CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH BỀ MẶT BẰNG MÁY PHUN BI VÀ BẮN NƯỚC SIÊU CAO ÁP

CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH BỀ MẶT BẰNG MÁY PHUN BI VÀ BẮN NƯỚC SIÊU CAO ÁP
Ngày đăng: 3 năm trước

      Hiện nay, hầu hết các thiết bị, vật liệu khi đều được phủ một lớp sơn bên ngoài. Lớp sơn này ngoài việc giúp cho các vật liệu trở nên đẹp mắt mà còn bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy, ăn mòn của nước, muối, không khí và ánh sáng trong điều kiện hàng ngày.

 

        Để có lớp sơn bám tốt, bền đẹp, ngoài chất lượng sơn, bề mặt vật cần sơn cần phải sạch, nhám khô. Do vậy, vật trước khi sơn phải được làm sạch cẩn thận và việc làm sạch bề mặt là một trong những công đoạn vất vả và tốn nhiều thời gian, tiền bạc trong việc lắp ráp sửa chữa. 

 

        Hiện nay có 4 phương pháp thường được sử dụng để làm sạch bề mặt, đó là thủ công, hóa chất, hạt mài và nước.

 

       - Phương pháp thủ công (gõ rỉ, mài tay...): do làm bằng tay nên khó làm sạch hết rỉ và sơn cũ, bề mặt khó làm được phằng và nhám, lớp sơn không đẹp, chất lượng sơn không được bảo hành và mất nhiều thời gian, công sức.

 

       - Phương pháp dùng hóa chất: ít được sử dụng vì dùng hóa chất độc hại cho sức khỏe công nhân và gây ô nhiễm môi trường.

 

       - Phương pháp bắn nước siêu cao áp: là công nghệ phun trực tiếp vào bề mặt cần làm sạch bằng nước dưới áp lực cao 1.800kh/cm3 trở lên.

 

      Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là rất sạch và thân thiện với môi trường. Phương pháp này giúp làm giảm được tới 98% chất thải rắn ra môi trường và không tốn tiền nhập cũng như xử lý nguyên liệu.

 

      Ngoài ra, công nghệ bắn nước siêu cao áp còn không sinh ra nhiệt nên không gây cháy nổ. Tuy nhiên phương pháp này cần chi phí lắp đặt  đầu tư ban đầu cao, công nhân vận hành máy phải được đào tạo huấn luyện, có trình độ tay nghề cao.

 

      Đồng thời, cần phải sử dụng loại sơn tương thích với bề mặt ẩm. Đây là một trong những phương pháp làm giảm ô nhiễm môi trường. 

Zalo
Hotline