Gia công phun bi tạo nhám bề mặt kim loại trước khi sơn phủ
Gia công phun bi tạo nhám bề mặt kim loại trước khi sơn phủ chắc hẳn không còn xa lạ với giới kỹ thuật cơ khí. Đây là một trong những phương pháp gia công bề mặt kim loại phổ biến nhất hiện nay với công nghệ cao.
Gia công phun bi tạo nhám là gì?
Gia công phun bi là công đoạn cần thiết, thường được sử dụng để chuẩn bị bề mặt cho sơn. Phương pháp gia công này cho phép cải thiện đáng kể giới hạn làm việc của lớp phủ mới lên vật phẩm trong sự so sánh tương quan với các phương pháp khác (ví dụ, công suất tốt hơn khoảng 3-4 lần so với việc sử dụng cạo gỉ bằng bàn chải sắt…)
Các bước thực hiện quy trình Gia công phun bi tạo nhám bề mặt kim loại
+ Thẩm định chất liệu vật liệu: chất liệu gang, thép, inox hay nhôm
+ Thẩm định bề mặt vật liệu: bề mặt có nhiều góc cạnh không? độ gồ ghề của vật liệu? các mảng bám, rỉ sét tập trung từng mảng hay phân tán?
+ Lựa chọn thiết bị phun cát phù hợp: GMT chúng tôi có rất nhiều loại Máy phun cát như: Cối phun cát, máy phun cát ướt, máy phun cát khô, tủ phun cát tự hút, máy phun bi tự động, phòng phun bi,… Mỗi loại Máy phun cát có những công dụng riêng phù hợp với từng loại vật phẩm.
+ Lựa chọn vật liệu tiêu hao cho phun: Có rất nhiều loại cát phun trên thị trường hiện nay, gọi chung là Cát kỹ thuật. Các loại cát này đều có công dụng làm sạch bề mặt kim loại. Tuy nhiên, độ sạch và độ nhám, độ bóng của mỗi loại hạt là khác nhau. Mỗi loại hạt lại phù hợp với từng loại máy phun cát khác nhau. Hạt bi thép tròn ứng dụng nhiều trong lĩnh vực làm sạch dầm thép, làm sạch vỏ tàu thủy, tôn tấm, tạo nhám các sản phẩm cơ khí, bề mặt khuôn đúc,… Hạt thép đa cạnh được sử dụng cho tạo nhám các bề mặt trước khi sơn tĩnh điện, độ nhám sâu hơn hạt bi thép tròn, thích hợp với các loại Máy phun cát tư hút. Hạt oxit nhôm có đặc điểm rất cứng, sắc, do vậy được dùng để phun khắc kính, khắc đá granit, làm sạch bề mặt trước khi tráng men. Hạt thủy tinh được sử dụng được dùng làm sạch khuôn, khắc và trang trí kính công nghiệp, phun để tăng cường độ bền, giảm ma sát.
+ Công nhân mặc đồ bảo hộ chuyên dụng cho phun cát, bao gồm: quần áo phun cát loại jean, mũ phun cát có dây dẫn khí thở, giày bảo hộ
+ Bắt đầu quá trình phun: Kết nối máy phun cát với máy nén khí phù hợp, đổ cát (hạt mài) đã lựa chọn vào khoang chứa. Bật công tắc và bắt đầu phun. Các hạt cát được bắn lên bề mặt kim loại bằng một lực cực mạnh thông qua đầu súng phun cát. Thời gian làm sạch và tạo nhám rất nhanh (1 thợ phun cát chuyên nghiệp sử dụng cối phun cát có thể phun được 150-180m2/ngày.
+ Kết thúc quá trình phun: tắt máy, để 5p cho bộ phận rung rũ bụi của máy hoạt động, loại bỏ sạch bụi bẩn. Sau đó lấy sản phẩm ra và sắp xếp vào vị trí cần.
Ưu điểm của gia công phun bi:
- Loại bỏ và làm sạch lớp sơn cũ, gỉ sắt, bám dính;
- Tạo cho bề mặt hình dạng hình học cần thiết và tính chất bề mặt cần thiết (độ nhám cần thiết cho bám dính sơn);
- Chuẩn bị bề mặt đạt yêu cầu cho lớp sơn chống gỉ, sơn phủ;
- Tăng bền cho lớp bề mặt, làm giảm ứng xuất dư từ những nguyên công trước;
- Là biện pháp gia công tin cậy và kinh tế đối với bề mặt bất kỳ và thậm chí có hình dạng phức tạp
- Là biện pháp gia công thân thiện môi trường.